Cơ sở vật chất
A. Phòng thí nghiệm: Phòng Thí nghiệm Đo lường, Phòng thí nghiệm Lý thuyết mạch và Xử lý số tín hiệu
Bộ môn XLTH có 02 phòng thí nghiệm, phục vụ các nội dung như: Thí nghiệm Đo lường điện tử, Thí nghiệm Cơ sở lý thuyết truyền tin. Thí nghiệm Lý thuyết mạch, Thí nghiệm Xử lý số tín hiệu. Với đội ngũ cán bộ hướng dẫn thí nghiệm được đào tạo cơ bản và nhiệt tình với công việc, trang thiết bị đang từng bước được đầu tư nâng cấp, các phòng thí nghiệm đã đóng góp tích cực vào việc hướng dẫn thí nghiệm cho số lượng lớn sinh viên các hệ (Đại học chính quy, kỹ sư tài năng, kỹ sư chất lượng cao, đào tạo chương trình tiên tiên, Cao đẳng, tại chức, kỹ sư II với tổng số 4000 lượt sinh viên các hệ/năm).
Nhân sự:
1.ThS. Nguyễn Việt Anh, phụ trách phòng thí nghiệm Lý thuyết mạch và Xử lý số tín hiệu.
2.KS. Phạm Văn Thông, phụ trách phòng thí nghiệm Đo lường và Cơ sở lý thuyết truyền tin.
1. Thí nghiệm Lý thuyết mạch:
Địa chỉ phòng thí nghiệm: C9 - 422
Nội dung
Nhằm cung cấp cho sinh viên các hình dung tổng quan về các hiện tượng vật lý trong mạch điện, các mô hình phần tử mạch. Sinh viên được quan sát, tìm hiểu các định luật trong lý thuyết mạch như Định luật Kieckhop1-2, nguyên lý xếp chồng , định lý nguồn tương đương ….
Với các thiết bị:
Máy hiện sóng |
Oxilo CS4125 |
Kewood |
Máy hiện sóng |
Oxilo CS4135 |
Kewood |
Máy phát tín hiệu hình sin |
Audio Generator |
Đài loan |
Nguồn điều chỉnh trở kháng và sức điện động |
DC Sourcce |
Việt nam |
Vôn kế điện tử |
Digital Meter |
Nhật bản |
Nội dung:
- Bài 1: Hướng dẫn sử dụng thiết bị thí nghiệm
- Bài 2: Khái niệm về thông số tích cực của nguồn
- Bài 3: Kiểm chứng nguyên lý xếp chồng
- Bài 4: Kiểm chứng định lý nguồn tương đương
- Bài 5: Kiểm chứng định luật Kirchoff
- Bài 6: Khái niệm về thông số điện dung của mạch điện
- Bài 7: Khái niệm về thông số điện cảm của mạch điện
- Bài 8: Mạch RC với tín hiệu hình sin
- Bài 9: Mạch RL với tín hiệu hình sin
- Bài 10: Mạch cộng hưởng RLC nối tiếp
2. Thí nghiệm Xử lý số tín hiệu
Địa chỉ phòng thí nghiệm: C9 - 422
Nội dung
Nhằm cung cấp cho sinh viên các kỹ năng thực hành về lập trình và sử dụng các kiến thức môn học Xử lý số tín hiệu trên thực tế.
Các kỹ năng lập trình bao gồm: lập trình trên máy tính với phần mềm Matlab, lập trình cho các IC như MCU và ARM. Thực nghiệm các kỹ năng xây dựng hệ thống xử lý số thời gian thực trên nền các Vi xử lý và DSP.
Với các thiết bị:
Bo mạch thí nghiệm xử lý số tín hiệu |
DSP Proccessor Exprimentals |
Labvolt |
Kit Thực hành ARM và MCU |
Deverlopment Board |
Việt |
Nội dung:
Xử lý số tín hiệu cơ bản. gồm 4 bài, thời lượng: 8 tiết:
- - Bài 1: Mô phỏng Hệ thống và tín hiệu rời rạc bằng Matlab
- - Bài 2: Thiết kế bộ lọc số bằng Matlab
- - Bài 3: Giới thiệu về Digital Signal Processor
- - Bài 4: Làm quen với bo mạch thí nghiệm Labvolt DSP.
Xử lý tín hiệu số mở rộng gồm 3 bài, thời lượng: 12 tiết.
- - Bài 1: Lập trình nhập xuất tín hiệu âm thanh thời gian thực trên máy tính
- - Bài 2: Xử lý số tín hiệu cơ bản trên máy tính với ngôn ngữ lập trình VB6.
- - Bài 3: Lập trình ứng dụng lọc nhiễu và nén dữ liệu trên máy tính
Xử lý số tín hiệu nâng cao, lập trình ứng dụng, 3 bài, Thời lượng: 12 tiết.
- - Bài 1: Xây dựng bo mạch phần cứng nhận tín hiệu âm thanh bằng IC ARM và MCU
- - Bài 2: Giải thuật phân tích FFT dấu phẩy tĩnh với IC ARM và MCU
- - Bài 3: Xây dựng ứng dụng nhận dạng và điều khiển tự động bằng âm thanh.